(028) 66601777 - 0933358008
205 Trần Bình Trọng, Phường 3, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
Khoảng 1/3 số người bị tai biến mạch máu não sau đó bị liệt nửa người. Sau 6 tháng, gần 2/3 bệnh nhân không thể tự làm các hoạt động bình thường. Vì vậy, ngay từ khi chưa xuất viện người nhà đã phải nghĩ đến kế hoạch tập luyện phục hồi chức năng cho họ.
Lộ trình tập vật lý trị liệu cơ bản cho người bị tai biến
Bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến gồm nhiều giai đoạn nhưng lộ trình cơ bản hầu hết đều như sau:
Đối với bệnh nhân chưa ngồi dậy được:
- Tập co duỗi tay và các ngón, tập co duỗi chân.
- Chú ý thỉnh thoảng cho bệnh nhân xoay cổ (ngoại trừ bệnh nhân bị đau ở cổ)
- Xoay trở tư thế nằm
- Giai đoạn này chưa tập lưng
Đối với bệnh nhân đã ngồi dậy được:
- Tập ngồi dậy. Chú ý khi đỡ bệnh nhân ngồi dậy nên nâng phần vai, tránh nâng đầu/cổ bệnh nhân)
- Tập tay và chân khi đang ngồi
Bệnh nhân đứng được: Cần cho bệnh nhân tập đứng, tập đi
Trong giai đoạn tai biến, bài tập chỉ gồm những động tác nhẹ, đơn giản, thực hiện tại giường. Khi sức khỏe bệnh nhân tiến triển, bài tập sẽ nâng cao hơn.
Bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến sau khi xuất viện
Từ tháng thứ 1 đến tháng thứ 6: Tập cho bệnh nhân đi bộ mỗi ngày khoảng 5 phút, cần cho tập những động sinh hoạt tác thường ngày như cầm cốc, cầm sách, gấp quần áo, tập cầm nâng những đồ vật kích cỡ nặng nhẹ khác nhau. Cho bệnh nhân tập thêm các dụng cụ khác nếu luyện tập tại các phòng tập vật lý trị liệu.
Mỗi ngày tập luyện khoảng 20 phút cho đến khi bệnh nhân có thể tự làm được những động tác này. Nếu bệnh nhân không thể tự làm, có thể dùng các dụng cụ trợ giúp tay hoặc chân
Ngoài 6 tháng: Tăng cường giúp bệnh nhân đi bộ. Nếu bệnh nhân mất tiếng nói, nên cho nghe và đọc các câu chuyện trên báo chí, truyền hình, rồi để cho bệnh nhân tập kể lại câu chuyện. Tập những kỹ năng này với mức độ khó tăng dần, thời gian khoảng 20 giờ mỗi tuần.
Lưu ý rằng khoảng 20% bệnh nhân bị mất tiếng nói sau tai biến mạch máu não và ngay trong 3 tháng đầu tiên, việc điều trị cho bệnh nhân mất tiếng nên bắt đầu từ sớm. Thời gian cho tập luyện tiếng nói phải là 40-100 giờ trong 3 tháng đầu tiên.
Dù tập luyện ở nhà hay các phòng tập vật lý trị liệu, khi tập luyện cho bệnh nhân trong giai đoạn đầu, ngoài các chuyên gia thì cần có sự tham gia của những người thân trong gia đình. Họ chính là những người sẽ tiếp tục giúp đỡ cho bệnh nhân ở giai đoạn sau
Trung tâm vật lý trị liệu – Phòng khám Hữu Nhân là nơi đáp ứng đủ tiêu chí về mặt CHUYÊN MÔN cũng như KHÔNG GIAN và TRANG THIẾT BỊ. Đến với chúng tôi bạn sẽ được những nhân viên có TAY NGHỀ CAO hướng dẫn NHIỆT TÌNH theo từng tình trạng bệnh để có thể hồi phục một cách tốt nhất.
Đối với chúng tôi thì giao tiếp tốt ngoài việc nói ra những gì muốn nói, chúng tôi còn lắng nghe cả từ phía người ...
Tại thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều bệnh viện, trung tâm, phòng khám chuyên về vật lý trị liệu, phục hồi chức ...
Liệt dây thần kinh số 7 (dây thần kinh mặt) do nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương, zona,… mà phần lớn trường ...
Sau một đêm ngủ ngon và thức dậy vào buổi sáng, nhiều người bàn hoàng khi phát hiện mình bị liệt một bên mặt, ...
Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm và bất cứ ai cũng có thể là nạn nhân của nó, chính vì vậy bạn cần biết cách ...
So với các đối tượng khác, người mang thai có nguy mắc bệnh liệt dây thần kinh số 7 cao gấp 3 lần bình thường. ...
(028) 66601777 - 0933358008
© Copyright 2016. Thiết kế bởi laziweb.com